Những câu hỏi liên quan
Linh ???
Xem chi tiết
Anh Vân
Xem chi tiết
Linh ???
Xem chi tiết
Linh ju thưn
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Lý
Xem chi tiết
Nga Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 3 2021 lúc 18:48

Em chụp đoạn văn đó để mọi người hỗ trợ em nha em!

Bình luận (2)
Thiên Thương Lãnh Chu
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 21:48

tham khảo

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mỹ.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi "kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vật vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom "– rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hy sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.

Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lý công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn dành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói: “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.

Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.

Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá" với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hòa bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết là đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự tỏa sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.

  
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 12 2018 lúc 12:52

- Đoạn văn giàu chất thơ (tâm trạng trước trận mưa đá) ⇒ cảm xúc bâng khuâng xao xuyến, niềm vui nỗi buồn chợt đến, chợt đi.

- Niềm tin ấy cứ lấp lánh mãi như ánh sáng của những ngôi sao xa xôi mà không gì, không một thế lực tàn bạo, khắc nghiệt nào có thể dập tắt được.

- Trong cảm xúc bâng khuâng, xao động, thoáng qua của Phương Định, hình ảnh ngôi nhà, người mẹ, những gì thân thuộc gần gũi đến hình ảnh lung linh của những ngôi sao mà tác giả đã hơn một lần nhắc đến, ánh sáng của đèn điện ngỡ là thực mà như là ảo. Tất cả hiện lên trong ánh sáng lung lính của kí ức mộng mơ, rất thiếu nữ, rất dung dị của người Hà Nội.

Bình luận (0)
Nguyệt Băng
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 1 2021 lúc 20:17

I. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

– Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.

II. Thân bài

- Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái:

+ Sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.

+ Họ phải đối mặt đó là cuộc chiến đấu ác liệt và chính là công việc tổ trinh sát mặt đường - một công việc hơn cả nặng nhọc, đó là nhiệm vụ hiểm nghèo.

- Vẻ đẹp chung của ba cô gái:

+ Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hy sinh.

+ Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.

+ Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết.

- Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong:

+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

+ Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

+ Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung của em về vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Khánh Linh
4 tháng 5 2021 lúc 19:49

Lê Minh Khuê (1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn “những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. “Nơi ở của họ có biết bao thương tích” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.

 

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt “cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để “đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: “Có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nói công việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.

Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết “tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ: “Đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định “tôi bế Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô: “Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.

Bình luận (8)
thái thùy dung
4 tháng 5 2021 lúc 21:23
Lê Minh Khuê là một nữ nhà văn xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bà thường viết về những cô gái, chàng trai thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm tiêu biểu viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm việc trên tuyến đường Trường Sơn, trên một cao điểm ở một tuyến đường trọng điểm. Họ (Định, Thao, Nho) hiện lên với vẻ hồn nhiên, dũng cảm, lạc quan, yêu đời với những cá tính riêng biệt. Đó là những điểm gây ấn tượng cho người đọc, làm cho chúng ta cảm phục, trân trọng họ. Ba cô gái thanh niên xung phong bước vào trang viết của Lê Minh Khuê với những cái tên đầy nữ tính, rất riêng biệt: Định, Thao, Nho. Họ là những cô gái từ thành thị tình nguyện xung phong ra chiến trường với ước muốn giải phóng đất nước. Họ ra đi mang theo bao ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Dưới lời kể của nhân vật tôi (Phương Định), người đọc như đang sống lại cùng cô với những kỉ niệm ấu thơ: “Cái bàn học kê ở góc phòng, rồi con phố nhỏ...” tất cả đều là những hành trang mang theo trong cô, giúp cô chiến đấu.

Ba cô gái - ba sở thích. Ba cô gái - ba tính cách nhưng họ sống gắn bó với nhau như chị em ruột thịt.

Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

Khác Định, Nho là người nhỏ tuổi nhất. Tính cô lại càng trẻ con hơn. Nho thích mút kẹo, uống sữa. Hằng ngày, Nho luôn được hai chị cưng chiều, luôn được phần việc nhẹ hơn. Tuyệt nhiên, không phải vì vậy mà Nho ỷ lại công việc vào Thao và Định, vẫn cứng rắn và đầy sự dũng cảm, Nho cùng hai chị đi phá bom. Người tuy nhỏ nhưng ý chí không nhỏ, Nho vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: xử lí hai quả bom dưới lòng đường. Cô phá được bom nhưng bị thương do bom nổ khá gần. Vui mừng đã xóa tan đi cái cảm giác đau đớn về thể xác của cô.

 chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

Hình ảnh những cô gái trên cao điểm thật trẻ trung, hồn nhiên nhưng gan dạ. Ba cô gái giữ ba nét riêng biệt, ba cá tính riêng nhưng vẫn đầy tình yêu, đầy nữ tính. Sống trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, bằng tình yêu thương của họ, đã làm dịu đi những mất mát đau thương.

Và cũng từ đó, nhận thức, ước nguyện giải phóng quê hương, họ - những cô gái thanh niên xung phong hiện lên với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc; với sự dũng cảm của những cô gái khiến mỗi chúng ta khi lật lại những trang viết lại thấy cảm phục, trân trọng họ hơn. Liệu rằng Lê Minh Khuê đã dùng mấy trang viết đủ để viết lên tinh thần chiến đấu, công việc gian lao vất vả của ba cô gái thanh niên xung phong? Không chỉ với vẻn vẹn một trang viết mà Lê Minh Khuê đã diễn tả được điều ấy. Tuy hoàn cảnh sống của họ là một nơi trên chiến trường ác liệt luôn luôn phải đối diện với tử thần, dẫu công việc có nguy hiểm: Sau mỗi trận bom của địch thả xuống, họ lại lao ra trận địa phá bom... Nhưng họ vẫn đầy tinh thần trách nhiệm, vì nhiệm vụ họ vẫn hoàn thành công việc. Đã có lúc họ nghĩ đến ... nhưng đó chỉ là mờ nhạt mà thôi! Bởi chính tinh thần trách nhiệm cao họ đặt lên làm “tiêu chí” làm việc của họ, với công việc phá bom nguy hiểm, đôi bàn tay của họ khéo léo nhẹ nhàng luôn từng chút một gạt từng chút đất lấp xung quanh quả bom. Lê Minh Khuê đã miêu tả tỉ mỉ, đan xen bởi cảm giác ghê rợn hãi hùng của ba cô gái thanh niên xung phong Định, Thao, Nho: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rộng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa”.

Vượt lên trên tất cả những khó khăn, gian lao vất vả là tình đồng chí, đồng đội gắn bó. Dù họ là ba cô gái với ba tính cách, ba sở thích khác nhau nhưng họ coi nhau như chị em ruột thịt trong gia đình, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: nhất là khi Nho bị thương trong hầm bị sập, Định đã băng bó,, chị Thao sốt ruột và cảm thấy đau đớn hơn người bị thương, chăm sóc tận tình cho Nho.Tình đồng đội gắn bó keo sơn là đặc điểm vốn có của người chiến sĩ Việt Nam. Những cô gái thanh niên xung phong mở đường cho xe vào miền Nam là những hình tượng, những đề tài cho các nhà thơ, nhà văn. Khai thác từ hình tượng ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ có bài Khoảng trời hố hom.Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng hom.
 
Phạm Tiến Duật cũng viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Họ - những người thanh niên xung phong - một thế hệ trẻ làm nên lịch sử, làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta ấn tượng về ba cô gái trong truyện: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, đó là cảm xúc chân thực mà nhà văn đã bộc lộ.
 
Thời gian vẫn cứ trôi, ba cô gái ngày càng lớn, chiến tranh lại càng khốc liệt, Những ngôi sao xa xôi vẫn luôn soi đường cho họ, thêm sức mạnh cho họ để họ tiếp tục đóng góp cho đất nước. Họ cũng chính là những ánh sao nhỏ bé lấp lánh góp phần tỏa sáng cho đất nước Việt Nam sáng bừng lên từ trong đêm tối.Từ hình tượng Phương Định, Nho, Thao, Lê Minh Khuê đã khắc họa đậm nét những con người đại diện cho giới trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời qua ba nhân vật này, tác giả cũng muốn đề cao vai trò người phụ nữ trong mọi lúc, mọi nơi. Mở rộng ra tác phẩm còn để lại cho người đọc một bức tranh về con người kháng chiến mà đặc biệt là những cô thanh niên xung phong gan dạ, phi thường. Đọc xong truyện, ba cô gái trong truyện đã để lại trong em sự cảm phục và quý mến đặc biệt, mà hơn thế nữa, em càng thấy tự hào hơn khi mình cũng là một cô gái và có thể em sẽ trở thành một nữ thanh niên xung phong trong thời kì kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.       
Bình luận (0)